Điện thoại bị nóng và đơ khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Nhiệt độ của mày vừa khiến chúng ta khó cầm còn dẫn tới tình trạng đơ máy, linh kiện nhanh hỏng và trong một số tình huống nếu gặp điều kiện xúc tác dễ dẫn tới cháy nổ cực kỳ nguy hiểm. Vậy tại sao điện thoại bị nóng và cách khắc phục điện thoại bị nóng hiệu quả như thế nào? Hãy cùng Blog Thiên Minh tìm hiểu nhé.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng điện thoại bị nóng
Nội dung chính:
Nguyên nhân điện thoại bị nóng bất thường
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chiếc điện thoại của bạn bị nóng. Một số nguyên nhân điển hình như:
Do sử dụng điện thoại trong một thời gian dài
Khi thiết bị làm việc trong một thời gian dài sẽ sản sinh nhiều nhiệt hơn. Vì vậy, nếu vừa chơi game xong thì không nên sạc pin ngay mà nên để điện thoại nghỉ một lúc cho tỏa nhiệt rồi mới sạc.
Do chạy nhiều ứng dụng cùng lúc
Khi điện thoại bị nóng và nhanh hết pin có thể do thiết bị đang chạy cùng lúc nhiều ứng dụng, nhiễm virus độc hại,… Nhưng người dùng nên phân biệt rõ tình trạng máy tăng nhiệt từ từ và nóng quá nhiệt bất thường.
Việc hoạt động chip đồ họa liên tục trong một khoảng thời gian dài như xem phim, chơi game, chụp ảnh hoặc chạy những ứng dụng cần cấu hình cao cũng là nguyên nhân khiến điện thoại nóng. Những ứng dụng đồ họa sẽ là gánh nặng cho CPU.
Chạy quá nhiều ứng dụng khiến điện thoại bị nóng
Vừa sạc vừa sử dụng
Vừa sạc vừa sử dụng chính là một trong các lý do dẫn tới tình trạng điện thoại bị nóng. Vì lúc này, pin điện thoại vừa phải nhận vừa phải xả khiến chúng làm việc liên tục gây nóng máy.
Sử dụng điện thoại trong môi trường nhiệt độ cao
Dùng bao da điện thoại ở môi trường có mức nhiệt cao hay bạn để thiết bị trực tiếp dưới ánh nắng. Điều này cũng tương tự với việc bạn mặc áo khoác dưới trời nắng khiến cơ thể không thể tỏa nhiệt ra ngoài. Đây cũng là lý do mà nhiều bạn hỏi rằng tại sao điện thoại bị nóng ngay khi để trong túi quần. Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng điện thoại bị nóng như:
-
Những phương thức kết nối không dây như mạng 3G/4G, Wifi, Bluetooth,… cũng làm hao pin nhanh dẫn tới điện thoại nóng.
-
Quá trình update phần mềm mới và những ứng dụng cũ không còn tương thích.
-
Độ sáng màn hình quá cao.
-
Sóng điện thoại thiếu ổn định.
-
Một ứng dụng nào đó bị treo hoặc bị lỗi.
Mẹo nhỏ khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng
Dựa vào những nguyên nhân tại sao điện thoại bị nóng ở trên. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số mẹo khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng hiệu quả:
Khởi động lại máy
Reset lại máy là mẹo đơn giản nhất giúp thiết bị cải thiện được tình trạng điện thoại nóng bất thường. Việc khởi động này chỉ mất vài giây nhưng có thể giải phóng RAM nhanh chóng, giúp điện thoại tắt được nhiều ứng dụng ngầm.
Khởi động lại máy để khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng
Khoá màn hình, tắt WiFi hoặc 3G
Bạn có thể khắc phục tình trạng máy bị nóng bằng cách tắt 4G, Wifi,… Việc này giúp giảm lượng tiêu thụ pin, từ đó hạn chế việc điện thoại nóng và đơ.
Cập nhật phần mềm tương thích với hệ điều hành của máy
Bạn cần cập nhật phần mềm phiên bản phù hợp với hệ điều hành của thiết bị mà mình đang sử dụng. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ điện thoại và tắt bớt các ứng dụng ngầm.
Những câu hỏi thường gặp về điện thoại bị nóng
Câu hỏi 1: Tại sao điện thoại bị nóng khi đang sử dụng?
- Trả lời: Điện thoại bị nóng khi sử dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất là do chạy nhiều ứng dụng nặng cùng lúc như chơi game, xem video, hoặc sử dụng camera trong thời gian dài. Ngoài ra, việc bật 4G/5G, định vị GPS, Bluetooth liên tục cũng làm tiêu tốn nhiều tài nguyên và khiến máy nóng lên. Nếu điện thoại cũ hoặc pin đã xuống cấp, hiệu suất kém đi cũng làm máy dễ nóng hơn khi hoạt động bình thường.
Câu hỏi 2: Điện thoại bị nóng khi sạc có bình thường không?
- Trả lời: Việc điện thoại hơi ấm lên khi sạc là hiện tượng bình thường do dòng điện nạp vào pin. Tuy nhiên, nếu điện thoại nóng bất thường, nhiệt độ cao khó chịu, có thể do sử dụng bộ sạc kém chất lượng, sạc nhanh công suất lớn, hoặc pin gặp vấn đề. Khi sạc, bạn nên dùng sạc chính hãng và tháo ốp lưng nếu có để giúp tản nhiệt tốt hơn.
Câu hỏi 3: Điện thoại bị nóng khi chơi game, làm sao khắc phục?
- Trả lời: Điện thoại bị nóng khi chơi game là điều dễ hiểu vì phải xử lý đồ họa và kết nối mạng liên tục. Để khắc phục, bạn nên giảm cấu hình game, tắt các ứng dụng chạy nền không cần thiết, chơi trong môi trường mát mẻ và tránh vừa sạc vừa chơi. Nếu tình trạng nóng vẫn nghiêm trọng, có thể cần kiểm tra lại pin hoặc hiệu năng hệ thống.
Câu hỏi 4: Điện thoại bị nóng liên tục có nguy hiểm không?
- Trả lời: Nếu điện thoại bị nóng liên tục và không hạ nhiệt khi ngừng sử dụng, đây là dấu hiệu đáng lo. Việc nóng lâu dài ảnh hưởng đến tuổi thọ pin, hiệu suất thiết bị, và có thể gây cháy nổ nếu pin bị hư hỏng nghiêm trọng. Khi gặp tình trạng này, bạn nên kiểm tra phần mềm, gỡ các ứng dụng lạ, và mang máy đi kiểm tra nếu cần thiết.
Câu hỏi 5: Cách phòng tránh điện thoại bị nóng hiệu quả?
- Trả lời: Để phòng tránh điện thoại bị nóng, bạn nên sử dụng máy đúng cách: không để máy hoạt động quá lâu với tác vụ nặng, hạn chế dùng ngoài trời nắng gắt, tắt các kết nối khi không cần thiết (WiFi, Bluetooth, GPS). Ngoài ra, hãy đảm bảo phần mềm luôn được cập nhật và dùng sạc chính hãng. Tháo ốp lưng khi sạc hoặc khi chơi game lâu cũng giúp giảm nhiệt đáng kể.
Kết luận
Nếu điện thoại của bạn thường xuyên bị nóng mà bạn áp dụng các phương pháp trên nhưng không cải thiện được tốt nhất hãy đến ngay các trung tâm sửa chữa bảo hành điện thoại uy tín. Các kỹ thuật viên sẽ tìm ra nguyên nhân tại sao điện thoại bị nóng và có giải pháp khắc phục kịp thời.