Hiện nay trên thị trường có đa dạng mẫu mã điện thoại đến từ các thương hiệu khác nhau. Mang lại cho bạn đa dạng sự lựa chọn khác nhau. Song đối với những người cao tuổi thì nên chú trọng những tiêu chí gì khi mua điện thoại? Có lẽ đây là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Chính vì thế nên rất cần kinh nghiệm mua điện thoại cho người già mà Blog Thiên Minh sắp nói đến ngay sau đây.
Có nhiều lưu ý bạn nên biết khi mua điện thoại cho người già
Nội dung chính:
- Kinh nghiệm mua điện thoại cho người già
- Một số mẫu điện thoại cho người già đang được đánh giá cao
- Những câu hỏi thường gặp về mua điện thoại cho người già
- Câu hỏi 1: Nên chọn loại điện thoại nào phù hợp nhất cho người già?
- Câu hỏi 2: Điện thoại cho người già có cần tính năng đặc biệt nào không?
- Câu hỏi 3: Nên mua điện thoại có phím bấm hay điện thoại cảm ứng cho người già?
- Câu hỏi 4: Mua điện thoại cho người già nên chọn thương hiệu nào uy tín?
- Câu hỏi 5: Giá điện thoại cho người già hiện nay khoảng bao nhiêu?
- Kết luận
Kinh nghiệm mua điện thoại cho người già
Hiện nay để thuận lợi hơn trong việc trao đổi, nói chuyện với con cháu ở xa. Cũng như là có thể giải trí lúc rảnh rỗi thì việc người già sử dụng điện thoại không còn xa lạ gì nữa. Con cháu cũng hiếu thuận với ông bà cha mẹ bằng cách mua điện thoại cho họ. Song tất nhiên có một vấn đề là người lớn tuổi mắt kém, khả năng sử dụng điện thoại không được linh hoạt. thì nên lưu ý gì khi mua? Hãy tham khảo những kinh nghiệm mua điện thoại dành cho người già sau đây:
1. Kiểu dáng bền chắc
Mua điện thoại cho người già tốt nhất nên mua những loại có độ bền chắc cao, chống vỡ khi va đập thì càng tốt. Bởi vì người già thì tay thường yếu, cũng hay dễ quên. Vì thế nên chọn điện thoại bền chống vỡ để đảm bảo có rơi, va đập thì cũng không bị ảnh hưởng nhiều.
2. Dạng thanh cơ bản
Nếu bạn lựa chọn điện thoại dạng nắp gập hay nắp trượt thì sẽ rất khó khăn cho người già sử dụng vì khá phức tạp. Việc lựa chọn điện thoại dạng cơ bản là thanh chữ nhật sẽ giúp người già dễ sử dụng hơn, không gặp phải tình trạng mở không ra hay kéo không ra.
3. Bàn phím lớn
Người già mắt kém, đó chính là lý do bạn nên lựa chọn những mẫu điện thoại bàn phím lớn. Lúc này người già sẽ dễ nhìn thấy con số trên phím điện thoại hơn. Cũng như là sẽ đỡ bấm lộn sang phím khác.
4. Âm thanh, hình ảnh rõ ràng
Vì tai người già đã lãng nhiều, nghe không rõ, mắt thì không tốt và khó nhìn rõ. Chính vì thế nên cần lưu ý trong việc chọn điện thoại có chức năng nghe và nhìn tốt.
5. Pin bền, tốt
Để thuận lợi hơn trong việc sử dụng cho những người “mù” công nghệ thì tốt nhất bạn nên chọn loại điện thoại có pin bền. Tốt nhất là có thể sử dụng được từ 2 – 3 ngày mới hết pin, như vậy hạn chế phải sạc pin quá nhiều.
6. Giao diện dễ sử dụng
Người già rất khó để thích ứng với những thiết bị điện thoại thông minh có giao diện rắc rối. Thông thường giao diện Android là dễ dùng nhất đối với người già. Bạn có thể sử dụng điện thoại của những thương hiệu sử dụng giao diện này.
Trên đây là những thông tin liên quan đến kinh nghiệm mua điện thoại cho người già. Nó giúp bạn chọn lựa được mẫu điện thoại phù hợp với chất lượng tốt nhất có thể.
Điện thoại cho người già khá đa dạng hiện nay
Một số mẫu điện thoại cho người già đang được đánh giá cao
Hiện nay có nhiều mẫu điện thoại dành cho người già được khuyên dùng. Chúng được đánh giá dễ sử dụng, bền, loa to, hình ảnh sắc nét. Có thể nói là đầy đủ các tiêu chí ở phần trên. Cụ thể một số mẫu bạn có thể tham khảo như sau:
-
Nokia: Thương hiệu điện thoại quen thuộc với mọi nhà. Bạn có thể chọn mẫu Nokia nút bấm như X2 – OO, Nokia 2700 classic, Nokia 5310, Nokia 2500, Nokia 109 cổ,…
-
Một số mẫu điện thoại phổ biến khác: Ví dụ như Admet B30, Philip X2566, Viettel V6216,…
Những câu hỏi thường gặp về mua điện thoại cho người già
Câu hỏi 1: Nên chọn loại điện thoại nào phù hợp nhất cho người già?
- Trả lời: Khi mua điện thoại cho người già, nên ưu tiên các dòng máy dễ sử dụng, có giao diện đơn giản, phím to, màn hình rõ nét và âm thanh lớn. Các loại điện thoại phổ biến phù hợp với người cao tuổi bao gồm điện thoại phím bấm truyền thống (như Nokia 105, Masstel Fami) và điện thoại smartphone giao diện đơn giản (như iPhone, Samsung với chế độ đơn giản hóa). Với những người chỉ cần nghe, gọi và nhắn tin, điện thoại phím bấm là lựa chọn hợp lý nhất. Nếu người già có nhu cầu dùng Zalo, Facebook để trò chuyện với con cháu, smartphone giá rẻ với giao diện dễ nhìn sẽ phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn điện thoại có pin khỏe, loa to, phím nổi để đảm bảo dễ sử dụng hàng ngày.
Câu hỏi 2: Điện thoại cho người già có cần tính năng đặc biệt nào không?
- Trả lời: Ngoài các tính năng cơ bản như nghe, gọi, nhắn tin, điện thoại cho người già nên có thêm những tính năng hỗ trợ đặc biệt. Một số tính năng cần thiết gồm nút SOS (khẩn cấp) để gọi nhanh người thân khi cần giúp đỡ, loa ngoài lớn để dễ nghe, màn hình hiển thị chữ số to rõ, và đèn pin để dùng trong trường hợp mất điện. Ngoài ra, nếu mua smartphone, nên cài sẵn các ứng dụng hữu ích như Zalo, Viber, YouTube để giúp người già dễ kết nối và giải trí. Một số điện thoại còn có chế độ đơn giản hóa giao diện để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
Câu hỏi 3: Nên mua điện thoại có phím bấm hay điện thoại cảm ứng cho người già?
- Trả lời: Việc chọn điện thoại phím bấm hay cảm ứng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng tiếp cận công nghệ của người già. Nếu người già chỉ dùng để nghe gọi, nhắn tin đơn giản thì điện thoại phím bấm là lựa chọn tốt nhất nhờ phím to, dễ thao tác, pin lâu và dễ nhìn. Ngược lại, nếu người già muốn sử dụng các ứng dụng như Zalo, Facebook, YouTube thì điện thoại cảm ứng với giao diện đơn giản hóa sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, cần ưu tiên các máy có màn hình lớn, chữ to, dễ thao tác. Bạn nên xem xét thói quen và sở thích của người sử dụng để chọn loại phù hợp nhất.
Câu hỏi 4: Mua điện thoại cho người già nên chọn thương hiệu nào uy tín?
- Trả lời: Khi mua điện thoại cho người già, nên chọn các thương hiệu uy tín, dễ sử dụng và phổ biến để dễ dàng bảo hành, sửa chữa khi cần. Một số thương hiệu nổi bật gồm: Nokia, Masstel, Itel, Mobell (chuyên về điện thoại phím bấm giá rẻ, dễ dùng), hoặc Samsung, Oppo, Xiaomi (cho dòng smartphone giá rẻ). Ngoài ra, các dòng điện thoại như Nokia 3310, Masstel Fami, Itel Life thường được thiết kế riêng cho người già với pin lâu, loa to, phím to. Đối với smartphone, nên ưu tiên Samsung, Oppo do có chế độ đơn giản hóa giao diện dễ dùng.
Câu hỏi 5: Giá điện thoại cho người già hiện nay khoảng bao nhiêu?
- Trả lời: Giá điện thoại cho người già hiện nay dao động từ 300.000đ đến 3.000.000đ, tùy thuộc vào loại điện thoại và tính năng. Các điện thoại phím bấm phổ thông như Nokia, Masstel, Itel có giá khoảng 300.000đ – 700.000đ, phù hợp với người chỉ cần nghe, gọi. Với điện thoại smartphone giá rẻ, mức giá dao động từ 1.500.000đ – 3.000.000đ, phù hợp với người già muốn dùng thêm các ứng dụng liên lạc và giải trí. Khi chọn mua, bạn nên cân nhắc nhu cầu thực tế để chọn sản phẩm phù hợp ngân sách mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được chiếc điện thoại phù hợp và ý nghĩa dành tặng người thân yêu. Nếu bạn đang tìm kiếm thêm kinh nghiệm mua điện thoại cho người già hoặc các mẹo công nghệ hữu ích khác, đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin mới nhất và thiết thực nhé!