Chùa Hương là ngôi chùa nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới. Ngôi chùa cổ ẩn chứa những giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Bên cạnh đó, ngôi chùa còn sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hữu tình rất thu hút khách du lịch. Vậy chùa Hương ở đâu? Những thông tin hữu ích về du lịch chùa Hương bạn cần biết là gì? Hãy cùng Blog Thiên Minh tìm hiểu nhé!
Chùa Hương và những thông tin du lịch cần biết
Nội dung chính:
Chùa Hương ở đâu?
Chùa Hương ở đâu là vấn đề được nhiều du khách quan tâm. Bởi Chùa Hương là địa danh quen thuộc với nhiều du khách và là điểm hành hương đầu năm ý nghĩa. Ngôi chùa còn có tên gọi khác là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích… Tọa lạc vùng ven bờ sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
Tên gọi chùa Hương là gộp chung cho một quần thể di tích bao gồm các hạng mục đền- đình- chùa trong vùng. Trung tâm chính của quần thể di tích tôn giáo này nằm trong động Hương Tích, được gọi là chùa Trong.
Chùa Hương Tích thờ những ai?
Đến tham quan, hành hương quần thể di tích tôn giáo bạn cần phải biết chùa Hương ở đâu, chùa thờ phụng những ai. Đây là điều quan trọng cần lưu ý giúp bạn sắp lễ đủ và đúng. Cụ thể chùa Hương hiện đang thờ các vị:
-
Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm đá xanh tạc năm 1793 thời Tây Sơn, Cảnh Thịnh thứ 2.
-
Đền Cửa Võng thờ bà Chúa Rừng, hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu.
-
Chùa Thiên Trù, chùa Ngoài là nơi dành cho các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ kinh Phật, luật và luận đạo Phật tu tập.
-
Tại chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và Đình Quân thờ Ngũ Hổ.
-
Đền Trình thờ Thần tướng Quan Tư Mã Hùng Lang- vị tướng có công dẹp giặc Ân phò tá vua Hùng Vương thứ VI.
Khái quát sự tích chùa Hương
Sau mỗi chuyến hành hương, du khách không chỉ muốn biết địa danh chùa Hương ở đâu. Bên cạnh đó, du khách đến với chùa Hương đều mong muốn được biết về sự tích của quần thể tôn giáo thiêng liêng này. Sự tích chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian được lưu truyền bao đời.
Truyền thuyết kể rằng, công chúa Diệu Thiện tục gọi là Chúa Ba đã tu hành và đắc đạo thành Phật tại vùng đất Linh Sơn Phúc Địa này. Bà Chúa Ba ứng thân của Quan Thế Âm Bồ Tát đi cứu độ chúng sinh vào đúng ngày Phật Đản hàng năm.
Đến tháng 3 năm Canh Dần, Chúa Trịnh Sâm đi tuần Trấn Sơn Nam đã vào động Hương Tích vãn cảnh, dâng hương. Tại đây, Chúa đề lên vách đã ở cửa động 5 chữ “ Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Dịch nghĩa là Động đẹp nhất trời Nam.
Theo sự tích chùa Hương kể rằng, Chúa Trịnh Sâm là người đã đưa động Hương Tích trở thành di tích lớn. Và cùng là người đặt nền móng cho sự phát triển của du lịch tâm linh, lễ hội chùa Hương sau này. Bởi từ khi Chúa Trịnh đặt chân tới động Hương Tích, du khách thường xuyên lui tới vãn cảnh, dâng hương dịp đầu xuân.
Sơ lược về du lịch chùa Hương
Bản đồ du lịch chùa Hương
Quần thể di tích tôn giáo chùa Hương nằm trong thung lũng Suối Yến gồm chùa Trong và chùa Ngoài. Đến với chùa Hương, du khách hành hương bằng thuyền dọc suối Yến để tham quan từng địa điểm di tích. Khởi hành từ bến Đục bên bờ sông Đáy- cửa ngõ chính đi vào quần thể chùa.
Từ bến Yến vào bến Trò, du khách dừng chân tại đền Trình tọa lạc trên núi Ngũ Nhạc. Đây là đền thờ thần núi và là điểm dâng hương đầu tiên của quần thể di tích. Sau đó, từ bến Trò bạn đi bộ lên đền Trò (hay chùa Thiên Trù, chùa Ngoài) để dâng hương. Điện thờ Phật ở chùa Thiên Trù đặt tượng Quan Âm Nam Hải tạc theo mẫu chùa Hương Tích cao 2,8m.
Gần chùa Thiên Trù là núi Cô Tiên và Chùa Tiên. Trong chùa Tiên đặt 5 pho tượng được tạc dựa theo truyền thuyết Công Chúa Diệu Thiện. Tượng Bà Chúa Ba đặt ở giữa, phía trước là chị cả Diệu Thanh cưỡi sư tử xanh và chị hai Diệu Âm cưỡi voi trắng. Phía sau đặt tượng vua cha cùng hoàng hậu của công chúa Diệu Thiện.
Điểm đến tiếp theo trong quần thể di tích là chùa Giải Oan nằm giữa chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Phía trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan và giếng nước Long Tuyền trong vắt quanh năm.
Từ chùa Thiên Trù theo đường núi khoảng 2km sẽ tới động Hương Tích- chùa Trong. Đây là trung tâm chính của quần thể di tích tôn giáo Chùa Hương. Chùa Trong nằm trong một hang đá thiên nhiên và không có sự tác động của con người như những chùa khác. Vì vậy, khi đến với chùa Trong, bạn phải di chuyển hoàn toàn bằng đường núi.
Chùa Hương thu hút hàng ngàn du khách mỗi dịp đầu năm
Như vậy, qua nội dung bài viết chắc hẳn bạn đã biết Chùa Hương ở đâu và nắm được những thông tin hữu ích khi hành hương quần thể di tích này. Hy vọng, đầu xuân năm mới bạn sẽ có chuyến hành hương thuận buồm xuôi gió.