Trong thế giới số hiện nay, tên miền không chỉ đơn thuần là một địa chỉ trực tuyến mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc định danh và nhận dạng các website trên Internet. Nếu thiếu tên miền, một website sẽ như một ngôi nhà không có địa chỉ, dẫn đến việc người dùng không thể tìm thấy và truy cập vào nội dung mà họ cần. Một trong những câu hỏi thường gặp liên quan đến tên miền chính là: “Tên miền có tối đa bao nhiêu ký tự?” Câu trả lời cho câu hỏi này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của tên miền mà còn hỗ trợ trong việc lựa chọn và đặt tên cho website của mình. Bài viết này Blog Thiên Minh sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về tên miền, quy định về độ dài ký tự tối đa, và những quy tắc cần tuân thủ khi tạo lập tên miền.
Tên miền là gì?
Tên miền hay còn gọi là Domain là thuật ngữ để chỉ tên của một Website hoạt động trên Internet. Tên miền dùng để thay thế 1 địa chỉ IP dài và khó nhớ dạng số như: 123.123.123.123 trên Internet thành dạng chữ với cấu trúc abc.com.
Nói một cách dễ hiểu, nếu ví website như một ngôi nhà thì tên miền chính là địa chỉ của ngôi nhà đó. Vì vậy, trên mạng internet không thể có hai tên miền giống nhau.
Cấu trúc của tên miền
Cấu trúc của tên miền gồm:
-
Tên miền phụ – Subdomain, là phần (.WWW.)
-
Tên miền chính – Domain chính (Ví dụ: matbao, facebook, vietcombank)
-
Tên miền cấp cao – Top-level domain: Là đuôi của tên miền, ví dụ: (.com, .org, .net, .biz).
Trong đó:
-
Một tên miền được sắp xếp thứ tự các mô tả chung từ phải sang trái, bên trái sẽ thể hiện tên cụ thể hơn.
-
Bên phải là tên miền cấp cao nhất TLD (Top Level Domain) và bên trái là tên miền cấp thấp. Hai cấp của tên miền sẽ được phân tách với nhau bằng dấu “.”
Vậy mục đích của tên miền là gì? Mục đích của tên miền là mang đến cho người dùng một địa chỉ dễ nhớ, dễ truy cập hơn thay vì các dãy số dài sẽ là các địa chỉ bằng chữ. Ví dụ, khi muốn truy cập vào Facebook, người dùng chỉ cần vào facebook.com mà không cần phải nhớ những con số của địa chỉ IP.
Tên miền có tối đa bao nhiêu ký tự?
Tên miền có tối đa mấy ký tự? Các ký tự tối đa khi đặt tên miền cần đảm bảo sự ngắn gọn, cụ thể:
Tên miền có tối đa bao nhiêu ký tự?
-
Một tên miền không được đặt quá 253 ký tự, đã bao gồm cả phần mở rộng, ví dụ: .com, .org.
-
Với nhãn thì không được vượt quá 127 nhãn (label), các nhãn ngăn cách bằng hai dấu chấm và tối đa là 63 ký tự/nhãn.
Quy tắc đặt tên miền
Khi đặt tên miền cần tuân thủ theo những quy tắc sau đây:
Khi đặt tên miền cần đảm bảo những quy tắc nào?
-
Tên miền được đặt không được trùng với những tên đã được đăng ký sử dụng.
-
Khi đặt tên miền phải đảm bảo đúng cấu trúc và có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao.
-
Tên miền không được bắt đầu hay kết thúc bằng dấu [.] hoặc [-], không chứa các ký tự đặc biệt như @, !, #,…hay khoảng trắng mà chỉ bao gồm ký tự chữ (a-z), số (0-9) và ký tự dấu [.], [-].
-
Đặt tên miền phải đảm bảo không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia.
-
Tên miền không phân biệt chữ cái viết HOA hay chữ viết thường.
-
Tên miền được đặt ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ, không gây hiểu nhầm với tên thương hiệu khác.
-
Đặt tên miền phải thể hiện được lĩnh vực hoạt động, thể hiện tên của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp để SEO hiệu quả hơn.
-
Nên ưu tiên tên miền .com: Hiện có nhiều tên miền như .com, .net, .org, .info, .cafe, .business, .blog…nhưng bạn nên đặt tên miền dạng .com vì dễ nhớ và mang tới cảm giác tin cậy cao hơn.
-
Chọn tên miền sao phải phù hợp với khách hàng: Ngoài những quy tắc trên, khi đặt tên miền cần xác định đối tượng muốn hướng tới là ai. Ví dụ, với khách hàng quốc tế: nên đặt tên miền có đuôi .com .org .net, khách hàng trong nước có thể là đuổi .vn.
Kết luận
Tóm lại, tên miền là một phần thiết yếu trong việc xác định và nhận diện địa chỉ của các website trên Internet. Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ cấu trúc và mục đích của tên miền, cũng như hiểu được quy tắc đặt tên miền và câu hỏi quan trọng: “Tên miền có tối đa bao nhiêu ký tự?” Việc tuân thủ những quy định này không chỉ giúp bạn tạo ra một tên miền dễ nhớ mà còn nâng cao khả năng truy cập của người dùng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề tên miền, đừng ngần ngại để lại bình luận ở bên dưới; chúng tôi sẵn sàng giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất!