Logistics hiện nay là một trong những công việc được ưa chuộng bởi nhiều người trẻ trên thế giới. Vậy Logistics là gì? Môi trường làm việc của ngành học này ra sao? Nếu bạn còn đang phân vân hay mơ hồ về khái niệm này thì những thông tin dưới đây phần nào sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc Logistics.
Hãy cùng Blog Thiên Minh tìm hiểu ngay nhé!
Logistics là ngành có nhiều cơ hội việc làm
Nội dung chính:
Logistics là gì?
Logistics được tạm hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “hậu cần”, đây là một thuật ngữ chuyên ngành được bắt nguồn từ Hy Lạp. Nói một cách tổng quát, Logistics là một quá trình bao gồm các hoạt động liên quan đến hàng hóa như: đóng gói sản phẩm, lưu trữ hàng hóa, vận chuyển, làm thủ tục hải quan, kho bãi, luân chuyển hàng hóa,…
Đích đến cuối cùng của chuỗi hoạt động này là chuyển sản phẩm từ nơi cung cấp đến tận tay người tiêu thụ cuối cùng một cách tối ưu nhất. Do vậy, các doanh nghiệp cần lên chiến lược Logistics tỉ mỉ và phù hợp để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí vận chuyển.
Logistics là gì?
Logistics bao gồm những hoạt động nào?
Logistics có tất cả 7 hoạt động:
- Dự báo nhu cầu
- Dịch vụ khách hàng
- Thu gom
- Phân loại hàng hóa
- Đóng gói xếp dỡ hàng hóa
- Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho
- Thông tin trong phân phối
- Kiểm soát lưu kho
- Vận chuyển nguyên vật liệu
- Qúa trình đặt hàng
Các hình thức Logistics phổ biến
Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến khái niệm 3PL, có nghĩa là Công ty cung cấp dịch vụ bên thứ 3 (Third Party Logistics provider). Thế nhưng các hình thức Logistics phổ biến còn bao gồm cả 1PL, 2PL và 4PL. Vậy chúng có nghĩa là gì?
P được hiểu là viết tắt của Party, chỉ các bên tham gia, vậy nên hình thức Logistics cũng được chia theo các bên liên quan.
- 1PL: Tức là Logistics tự cấp chỉ các doanh nghiệp sản xuất sẽ tự chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động lưu trữ và vận chuyển từ đầu vào đến đầu ra. Các doanh nghiệp này sở hữu nhiều phương tiện vận chuyển, nhà xưởng và các thiết bị lắp, tháo dỡ.
- 2PL: Được biết đến là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ hai, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ vừa thực hiện quản lý Logistics vừa thuê ngoài dịch vụ Logistics cho một hoạt động trong chuỗi hoạt động này.
- 3PL: Nghĩa là cung cấp dịch vụ bên thứ 3 (Logistics theo hợp đồng). Doanh nghiệp sẽ chủ động thuê ngoài dịch vụ Logistics. Người được thuê sẽ đại diện thay mặt cho chủ thuê quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics theo đúng hợp đồng.
- 4PL: Nghĩa là cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ tư (Logistics chuỗi phân phối). Doanh nghiệp thuê dịch vụ logistics sẽ đảm nhận tất cả các khâu bao gồm phân phối và điều hành các bên liên quan, đảm bảo mọi hoạt động Logistics đều được vận hành hiệu quả.
Cơ hội việc làm với ngành Logistics
Theo thống kê, ngành Logistics tại Việt Nam đang có sự phát triển rất nhanh với hơn 1500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy vậy, nguồn nhân lực hiện nay tại nước ta lại khá thiếu thốn và chưa nhận được sự đánh giá cao. Ước tính khoảng 80% lao động chưa thông qua đào tạo bài bản.
Do vậy, Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam đã thống kê trong 3 năm tới, chúng ta cần thêm 18000 lao động, mở ra rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ muốn thử sức trong lĩnh vực này.
Ngành Logistics ở Việt Nam hiện tại có mức lương khởi điểm 6-7 triệu/tháng. Với vị trí Logistics Manager sẽ dao động trong khoảng 3000-4000 USD/tháng và 5000-7000 USD/tháng cho vị trí Giám đốc chuỗi cung ứng (Supply Chain Director).
Cơ hội thăng tiến trong ngành Logistics rất cao
Để hoạt động tốt trong lĩnh vực Logistics thì bạn cần đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn. Ngoài ra, năng động, sáng tạo là những yếu tố cần thiết để bạn có thể tự tin thăng cấp trở thành chuyên gia và nhận được mức lương mong muốn.