Trong những năm gần đây tại thị trường Việt Nam, có thể thấy nhu cầu nâng cấp smartphone đang được phổ cập ở mọi lứa tuổi. Người dùng dễ dàng sở hữu những thiết bị di động đời mới bằng nhiều phương thức, có thể là trả góp hoặc vay tiền online.
Tuy nhiên không phải ai cũng đủ chi phí cho những chiếc smartphone đầu bảng (flagship) với mức giá cao ngút trời. Vì vậy, các hãng di động thường có thêm những phân khúc sản phẩm thấp hơn với giá tiền thấp hơn nhưng lại bị lược bỏ tính năng.
Đó cũng chính là lý do giới trẻ hiện nay đang có xu hướng tìm mua những chiếc Flagship cũ với giá tiền ngang với smartphone mới ở phân khúc tầm trung. Và sau đây là lí do:
Hãy cùng Blog Thiên Minh tìm hiểu nhé!.
Nội dung chính:
1. Hệ thống camera vượt trội hơn
Cuộc chiến Camera di động ngày càng trở nên gay gắt hơn khi các hãng công nghệ đang trang bị rất nhiều tính năng cho sản phẩm của mình. Có thể nhận thấy Smartphone tầm trung hiện tại được thừa hưởng rất nhiều tính năng cao cấp, cũng như các hãng đang nhồi nhét nhiều số lượng camera lên sản phẩm tương tự như Flagship.
Tuy nhiên, các mẫu di động cao cấp vẫn được ưu tiên trang bị hệ thống phần cứng Camera vượt trội hơn hẳn. Trên các thiết bị Flagship sẽ sử dụng hệ thống ống kính và cảm biến tốt nhất có thể, điều mà smartphone tầm trung không có được.
Ở điều kiện ánh sáng lý tưởng, một số Smartphone cận cao cấp trong năm 2020 có thể cho ra chất lượng ngang ngửa với flagship. Nhưng trong điều kiện thiếu sáng, những flagship cách đây vài ba năm vẫn có thể dễ dàng đánh bại sản phẩm thuộc phân khúc dưới nhờ vào chất lượng phần cứng và thuật toán xử lý vượt trội.
2. Chất lượng hiển thị và âm thanh vượt trội
Trong những năm gần đây, Smartphone tầm trung đã được trang bị màn hình rất tốt với độ phân giải Full HD, thậm chí là Quad HD với tấm nền OLED. Tuy nhiên, để so sánh chất lượng hiển thị thì Flagship một vài năm tuổi vẫn hoàn toàn vượt trội.
Điểm làm nên khác biệt đó chính là mật độ điểm ảnh và công nghệ hỗ trợ. Flagship thường sử dụng tấm nền OLED cao cấp với mật độ điểm ảnh cực cao, giúp hình ảnh hiển thị cực kì mịn màng. Một số Smartphone còn trang bị màn hình 90hz, 120z khiến các thao tác cực kỳ mượt mà. Không thể kể đến những tính năng như HDR10 cho trải nghiệm xem Video ở dải nhạy sáng cao.
Về âm thanh, Flagship thường được trang bị phần cứng DAC/Amp cao cấp hơn, đi kèm với những tính năng như Dolby Atmos hay DTS:X. Lấy ví dụ như những Flagship cũ đến từ hãng điện thoại Hàn Quốc LG, họ luôn sử dụng bộ giải mã và khuếch đại âm thanh DAC/Amp đến từ những thương hiệu âm thanh lớn như B&O hay Meridian Audio, điều mà các Smartphone tầm trung không bao giờ có được.
3. Hỗ trợ phần mềm lâu dài
Có thể thấy Smartphone tầm trung khi được tung ra thị trường luôn được đi kèm với phiên bản phần mềm mới nhất, thậm chí các Flagship cũ còn chưa có. Tuy nhiên, Phân khúc Flagship luôn được các hãng điện thoại ưu tiên cập nhật lâu dài hơn.
Tùy theo từng hãng, flagship thường được hỗ trợ trong khoảng 4 năm vòng đời, còn đối với phân khúc thấp hơn thường bị bỏ rơi trong vòng vài ba năm.
4. Hiệu năng vượt trội
Cuộc chiến hiệu năng giữa flagship cũ và smartphone tầm trung mới là hoàn toàn không cân sức. Trừ khi bạn dùng một chiếc Flagship quá “cổ”, còn đối với những vi xử lý cao cấp trong vòng vài ba năm trở lại thì hoàn toàn ăn đứt CPU mới của phân khúc thấp hơn.
Chưa kể những CPU của Flagship thường được trang bị tính năng sạc nhanh cao cấp hơn, đi kèm là hệ thống tản nhiệt tốt hơn giúp máy hoạt động được lâu dài.
Hiện nay, các tổ chức tín dụng hỗ trợ rất nhiều gói vay tiêu dùng với lãi suất cực ký ưu đãi. Nếu như chưa đủ tiền để mua, bạn vẫn có thể sở hữu chiếc máy mình yêu thích thông qua hình thức vay online- một hình thức vay cực kỳ tiện lợi, không cần tài sản đảm bảo, thủ tục nhanh gọn, đơn giản.